Câu chuyện về hai phóng viên Reuters, 'anh hùng' và 'tội phạm'

Câu chuyện về hai phóng viên Reuters, 'anh hùng' và 'tội phạm'

Ngày 7/5/2019, hai nhà báo của hãng tin Reuters trở thành biểu tượng toàn cầu của tự do báo chí.

Sau hơn 500 ngày bị giam cầm trong tù tại Myanmar, Wa Lone, và Kyaw Soe Oo được đoàn tụ với gia đình.

Trong thời gian Wa Lone ngồi tù, vợ anh đã sinh con, và đây là lần đầu tiên anh được gặp con gái.

Hai phóng viên bị bỏ tù vì đã tường thuật về cuộc khủng hoảng Rohingya.

Cuộc điều tra của họ đã buộc quân đội Myanmar phải thừa nhận là quân đội đã thảm sát 10 người đàn ông Rohingya tại bang Rakhine ở miền tây hồi 2017.

Phóng sự điều tra của hai phóng viên ghi nhận lời của thủ phạm, nhân chứng và gia đình các nạn nhân, được trao giải Pulitzer cho phóng sự quốc tế.

Thế nhưng các nhà báo đã bị bỏ tù với tội danh 'kẻ thù của nhà nước'.

Thế giới bên ngoài ca ngợi họ là những người anh hùng, nhưng nhà nước Myanmar coi họ là những kẻ phản bội tổ quốc.

Getty Images

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Sau hơn 500 ngày bị giam cầm trong tù tại Myanmar, Wa Lone (người đeo kính), và Kyaw Soe Oo (bìa trái) được đoàn tụ với gia đình

Cách đối xử của nhà nước Myanmar đối với hai nhà báo của Reuters đã thu hút sự chú ý của cả thế giới.

Thời gian hai phóng viên bị bỏ tù là thời gian đau đớn cho bạn bè, đồng nghiệp và gia đình họ, và cũng tạo bầu không khí lạnh lẽo cho giới phóng viên Myanmar.

Hồi tháng 9/2018, Tổ chức Phóng viên không biên giới (RSF) nói án mức án 7 năm cho hai phóng viên hãng Reuters tại Myanmar bất công và yêu cầu thả tự do cho họ ngay lập tức.

Nay, họ được trả tự do trong đợt ân xá hàng ngàn tù nhân nhân dịp năm mới, bắt đầu vào ngày 17/4.